BẠCH TRUẬT – KHẮC TINH CỦA BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Bạch truật có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chủ yếu trồng ở huyện Thừa, Đông dương, Triết Giang, Hồ Nam, Tứ Xuyên,… Năm 1960 cây được nhập trồng thử ở Bắc Hà, Sa Pa và Lào Cai. Ngày này được trồng phổ biến hơn ở các tỉnh vùng trung du và miền núi nước ta. Tính vị: vị đắng, ngọt, tính ấm, không độc. Chủ trị các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa.

Bach truat - thaoduoctaynguyen.com

Bach truat – Thảo dược Tây Nguyên

 

BẠCH TRUẬT – KHẮC TINH CỦA CÁC CĂN BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Bạch truật (BT) còn có rất nhiều tên gọi khác như: Truật sơn kế; Sơn khương; Sơn liên; Dương phu; Phu kế; Mã kế; Ư truật,; Ư tiềm truật; Dã ư truật; Đông truật …

Là cây thảo, sống lâu năm, có thân rễ to, mọc dưới đất. Thân thẳng, cao 0.3 – 0.8m. Đơn độc hoặc phân nhánh ở bộ phận trên, phần dưới thân hóa gỗ. Lá mọc cách, dai. Lá ở phần dưới của thân có cuống dài, phần trên có cuống ngắn, gốc lá rộng, bọc lấy thân. Phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy. Thùy giữa rất lớn, hình trứng tròn, hai đầu nhọn. Hai thùy bên nhỏ hơn, hình trứng mũi mác, phần gốc không đối xứng. Tổng bao hình chuông, có lá bắc mỏng xếp thành 7 hàng. Lá bắc dưới nhỏ hình trứng tam giác, to dần ở phía trên.

Hoa nhiều. Tràng hình ống, phần dưới màu trắng, phần trên màu đỏ tím, xẻ làm 5 thùy hình mũi mác. 5 nhị hàn liền nhau (có nhị bị thoái hóa), chỉ nhị hình sợi dẹp. Bầu thôn mặt ngoài có lông nhung, màu nâu nhạt, đoạn trên có lông hình lông chim. Vòi hình chỉ màu tím nhạt. Đầu nhị xẻ thành 2 thùy nông hình đầu, mặt ngoài có lông ngắn. Quả bế, thuôn, dẹp, màu xám.

Xuất xứ, mùa vụ, thu hoạch Bạch truật:

Bach truat có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chủ yếu trồng ở huyện Thừa, Đông dương, Triết Giang, Hồ Nam, Tứ Xuyên,… Năm 1960 cây được nhập trồng thử ở Bắc Hà, Sa Pa và Lào Cai. Ngày này được trồng phổ biến hơn ở các tỉnh vùng trung du và miền núi nước ta.

Thu hoạch vào tháng 10 đến đầu tháng 11. Khi thấy thân cây chuyển từ màu xanh sang màu vàng và nâu; lá ở phần ngọn trở nên cứng, dễ bẻ gãy. Cây được nhổ lên nhẹ nhàng, dùng dao cắt bỏ phần thân cây đem củ về chế biến.

Bộ phận sử dụng làm dược liệu của Bạch truật: dùng thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột màu trắng ngà, củ rắn chắc có nhiều dầu là tốt.

— Tham khảo nguồn HeroPharm

Bach truat - thaoduoctaynguyen.com

Bach truat – Thảo dược Tây Nguyên

Thành phần và tính vị của Bach truat:

– Trong rễ củ bạch truật có chứa 1,4% tinh dầu gồm: atractylon, atractylola, atractylenolid I, II, III, eudesmol và vitamin A. Trong dược liệu bạch truật có chứa hunulene, selian, atractylone, axit palmitic, hinesol, b-Selinene, 10E-Atractylentriol.

– Tính vị: vị đắng, ngọt, tính ấm, không độc.

Tác dụng dược lý của Bạch truật:

– Tác dụng bổ ích cường tráng: Trên thực nghiệm, thuốc có tác dụng làm tăng trọng chuột; tăng sức bơi lội,; tăng khả năng thực bào của hệ thống tế bào lưới; tăng cường chức năng miễn dịch tế bào; làm tăng cao IgG trong huyết thanh. Có tác dụng tăng bạch cầu và bảo vệ gan. Bạch truật có tác dụng tăng sự tổng hợp protein của ruột non.

– Nước sắc Bach truat có ảnh hưởng đến ruột cô lập của thỏ như sau: Lúc ruột ở trạng thái hưng phấn thì thuốc có tác dụng ức chế. Ngược lại lúc ruột đang ở trạng thái ức chế thì thuốc có tác dụng hưng phấn. Tác dụng điều tiết hai chiều đó của thuốc có liên quan đến hệ thống thần kinh thực vật. Do đó, Bạch truật có thể chữa được táo bón và tiêu chảy.

– Có tác dụng chống loét. Nước sắc BT trên thực nghiệm chứng minh có tác dụng bảo vệ gan. Phòng ngừa được sự giảm sút glycogen ở gan.

– Thực nghiệm chứng minh nước sắc và cồn BT đều có tác dụng chống đông máu, dãn mạch.

– Tác dụng lợi niệu rõ và kéo dài. Có thể do thuốc có tác dụng ức chế tiểu quản thận tái hấp thu nước, tăng bài tiết Natri. Nhưng các báo cáo kết quả chưa thống nhất.

– Tinh dầu BT có tác dụng chống ung thư súc vật phát triển.

– BT có tác dụng hạ đường huyết.

– Trên súc vật thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng an thần với liều lượng nhỏ chất tinh dầu.

— Tham khảo nguồn WikiPedia

Ứng dụng điều trị bệnh về đường tiêu hóa:

Với những tác dụng dược lý nêu trên, Bach truat có hiệu quả rõ ràng trong việc điều trị các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Các bài thuốc dân gian sử dụng Bạch truật cũng được lưu truyền rất nhiều. Thảo dược Tây Nguyên đã sưu tầm 25 bài thuốc liên quan. Mời các bạn tham khảo các bài thuốc và lưu ý khi sử dụng dược liệu này tại PHẦN II.

Sản phẩm của Thảo dược Tây Nguyên sử dụng Bạch truật làm dược liệu:

– An vị vương: https://www.thaoduoctaynguyen.com/an-vi-vuong

– Viên dạ dày ĐB: https://www.thaoduoctaynguyen.com/vien-da-day-db/

– Xem thêm Fanpage của công ty tại đây.

– Xem thêm thông tin về dược liệu và sức khỏe đời sống tại đây

– Xem thêm thông tin các sản phẩm của Thảo Dược Tây Nguyên tại đây