DÂY ĐAU XƯƠNG

Dây đau xương, tên khoa học Tinospora sinensis. Còn gọi là cây đau xương hoặc khoan cân đằng, là một loài thực vật có hoa trong họ Biển bức cát. Loài này được (Lour.) Tên gọi "dây đau xương" vì người ta chuyên dùng cây này để chữa bệnh đau xương. "Khoan cân đằng" là tên của loại cây này trong tiếng Trung Quốc. Có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe.

Day dau xuong - Thảo dược Tây Nguyên

Day dau xuong – Thảo dược Tây Nguyên

 

DÂY ĐAU XƯƠNG – DƯỢC LIỆU ĐIỀU TRỊ BỆNH KHỚP

Dây đau xương hay còn gọi là lá Lốt, tên khoa học Tinospora sinensis. Còn gọi là cây đau xương hoặc khoan cân đằng, là một loài thực vật có hoa trong họ Biển bức cát. Loài này được (Lour.) Tên gọi “dây đau xương” vì người ta chuyên dùng cây này để chữa bệnh đau xương. “Khoan cân đằng” là tên của loại cây này trong tiếng Trung Quốc. Có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe.

Cây đau xương là một loại cây leo, dài 7-8m, có cành dài rũ xuống. Lúc đầu có lông, sau thì nhẵn, có bì không sần sùi, mang lông. Lá có lông, nhất là ở mặt dưới làm cho mặt dưới có màu trắng nhạt. Phiến lá hình tim, phía cuống tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn. Dài 10–12 cm, rộng 8–10 cm, có 5 gân rõ, toả hình chân vịt.

Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc, hoặc mấy chùm tụ lại. Chùm dài chừng 10 cm, có lông măng, màu trắng nhạt. Quả hạch khi chín có màu đỏ, có dịch nhầy. Hạch hình bán cầu, mặt phẳng của bán cầu hõm lại. Mùa quả ở miền Bắc: tháng 3-4.

Cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, miền núi cũng như miền đồng bằng. Loại cây này cũng có mọc ở Trung Quốc và Ấn Độ

Day dau xuong - thaoduoctaynguyen.com

Day dau xuong – Thảo dược Tây Nguyên

Tác dụng của cây Dây đau xương

Theo sách y học cổ truyền, Dây đau xương có công dụng trừ thấp, khu phong, mạnh gân hoạt cốt. Thường được sử dụng để trị các triệu chứng đau người; đau nhức xương khớp; bệnh phong tê thấp; bệnh đau dạ dày.

Áp dụng công nghệ y học hiện đại, phối hợp cùng một số loại dược liệu khác, các nhà y học thành công tạo ra nhiều phương thuốc giúp: Giảm đau mỏi cơ gân; Trị đau nhức xương khớp; Giảm đau mỏi vai gáy; Kìm hãm thoái hóa xương khớp;Chữa tràn dịch khớp gối; Chữa tê bì chân tay; Hỗ trợ điều trị bệnh gout; Điều trị chấn thương tụ máu; Chữa sốt rét kinh niên.

Trong cây đau xương người ta tìm thấy nhiều hoạt chất alkaloid – có tác dụng chống viêm, giảm đau và tê nhức rất tốt. DDX có công dụng ức chế hoạt tính làm co thắt cơ trơn của histamin và acetylcholin ở thực nghiệm ruột cô lập.

DDX ảnh hưởng lớn lên huyết áp động vật thí nghiệm; tác dụng gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra nó còn có tác dụng hiệp đồng cùng với thuốc ngủ, an thần, lợi tiểu, thư cân hoạt lạc, khu phong trừ thấp.

Trồng Dây đau xương:

Cây DDX thường tự mọc trong vườn nhà, nơi râm mát, dưới những gốc cây – nơi đất có độ ẩm cao. Ngoài ra cũng có thể tự trồng theo ý muốn nhưng cần tưới nước thường xuyên.

Cách thu hái, chế biến và sử dụng:

  • Hái lá rồi cắt thân thành từng đoạn dài 20 – 30cm, phơi khô để làm thuốc.
  • Lá để riêng và thường được dùng tươi.
  • Có thể dùng Dây đau xương làm cao dược liệu, làm trà hoặc ngâm rượu.
  • Trong nền y học hiện đại, người ta ít dùng DDX một cách độc lập. Cây này thường được sử dụng phối hợp cũng các loại dược liệu khác theo từng trường hợp.

Một số sản phẩm của Thảo dược Tây Nguyên sử dụng Dây đau xương làm dược liệu chính:

Thống tiêu kỳ.

Thông tý đan.

An trúc vương.

 

– Xem thêm Fanpage của công ty tại đây.

– Xem thêm thông tin về dược liệu và sức khỏe đời sống tại đây

– Xem thêm thông tin các sản phẩm của Thảo Dược Tây Nguyên tại đây