Cùng Thảo dược Tây Nguyên tìm hiểu về tác dụng của Day thia canh trong việc điều trị Tiểu đường. Và phương pháp sử dụng Dây thìa canh…
DÂY THÌA CANH – MỘT GIẢI PHÁP CHO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Dây thìa canh (DTC) còn dược gọi là Dây muôi hay lõa ti rừng (Tên khoa học là Gymnema sylvestre). Là một loài cây thân thảo thuộc chi Lõa ti (Gymnema) họ Apocynaceae. Dây leo cao 6–10 m, nhựa mủ màu trắng. Thân có lóng dài 8–12 cm, đường kính 3mm, có lỗ bì thưa. Lá có phiến bầu dục, trứng ngược, dài 6–7 cm, đầu nhọn, có mũi. Cuống dài 5–8 mm. Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá; Cây ra hoa vào tháng 7 và đậu quả vào tháng 8. Khi chín quả của cây này rụng xuống và tách đôi giống 2 chiếc thìa. Nên dân gian gọi là cây Dây thìa canh hay cây muôi.
DTC xuất hiện đầu tiên ở Ấn độ. Từ lâu được dùng để chữa bệnh “nước tiểu ngọt như mật”. Ngày nay gọi là bệnh đái tháo đường hoặc tiểu đường.
Tại Việt Nam, loại cây này được tìm thấy vào năm 2006. Người đầu tiên phát hiện ra loài cây này là Ts. Trần Văn Ơn – trưởng bộ môn Thực vật – Đại học Dược Hà Nội. Hiện nay loài cây này được quy hoạch trồng thành vùng tại Nam Định và Thái Nguyên. Thu hái các bộ phận của toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Nuôi trồng Day thia canh – Thảo dược Tây Nguyên
Thành phần của Dây thìa canh và nguyên lý hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính của Dây thìa canh là hoạt chất GS4. Tên khoa học Gymnema Sylvestre kiềm hóa ở lần thứ 4. Gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic, một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid. Ngoài ra, cây còn chứa các thành phần khác như flavone; anthraquinone; hentri-acontane,; pentatriacontane; α và β- chlorophylls, phytin; resins; d-quercitol; acid tartaric; acid formic; acid butyric; lupeol,… Dịch chiết cây cũng cho thấy có thành phần alcaloid.
Acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy. Nhờ đó tăng sản sinh Insulin, tăng hoạt lực của Insulin. Giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên. Acid Gymnemic còn ức chế hấp thu đường ở ruột do có cấu trúc phân tử gần giống với đường Glucose. Khi vào đến ruột sẽ cạnh tranh với đường Glucose; lấp đầy thụ thể ruột và ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu. Acid Gymnemic còn ức chế gan tạo mới Glucose vào máu. Đồng thời kích thích các enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ, sử dụng đường tại các mô cơ. Nhờ đó hoạt chất này đem lại hiệu quả giảm đường huyết.
Ngoài ra trong Day thia canh còn chứa peptide Gumarin. Khi ăn và nhai lá DTC tươi thì Peptide này lấp đầy thụ thể lưỡi làm lưỡi không hấp thu được đường Glucose. Gumarin tác động vào vùng dưới đồi làm mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng. Vì vậy gây mất cảm giác ngọt. Tuy nhiên tác dụng này mất đi khi Dây thìa canh được nấu chín hoặc phơi khô.
Nguyên lý hỗ trợ điều trị Tiểu đường của Day thia canh
Tính vị, tác dụng của Dây thìa canh:
Dây thìa canh được ghi nhận tác dụng gián tiếp lên sự tiết insulin của tuỵ tạng; hạn chế thoái giáng Glicogen ở gan; làm giảm glucoza-niệu; làm mất vị ngọt của đường và các vị đắng của thuốc đắng trong một vài giờ. Nhờ vậy giúp giảm đường huyết và điều trị bệnh đái tháo đường (Anti-diabetes).
Ngoài ra dược liệu này còn được ghi nhận là làm giảm nồng độ LDL-cholesterol, triglicerid trong máu, tăng HDL-cholesterol nên giảm lipid máu toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.
Trên lâm sàng, cây này còn cho thấy hiệu quả giảm huyết áp ở bệnh nhân có cao huyết áp.
Điều đáng chú ý là các nghiên cứu lâm sàng ở người bình thường, đường huyết không cao, cây này không cho hiệu quả giảm đường huyết hay huyết áp.
Chiết xuất, sử dụng Dây thìa canh đúng chuẩn:
Dây thìa canh đạt chuẩn là loại dược liệu được nuôi trồng theo đúng quy trình. Các hoạt chất trong dược liệu đảm bảo về lượng và đạt tỷ lệ quy định. Hiện này tại Việt Nam có 2 vùng nuôi trồng chính là Nam Định và Thái Nguyên.
Vài năm nay trên thị trường xuất hiện sản phẩm DTC khô hoặc tươi. Phần nhiều trong đó xuất phát từ khu nuôi trồng tự phát. Chế biến, phơi khô không đảm bảo vệ sinh. Có tỷ lệ nấm mốc, nhiễm tạp chất và thành phần kim loại nặng mà mắt thường không nhìn thấy được. Năm 2018 báo Việt Nam Net và một số tờ báo lớn đã có bài đăng phản ánh tình trạng này. (Xem thêm tại đây)
Sử dụng Dây thìa canh đúng cách cũng là vấn đề nhiều người chưa ý thức được. DTC sau khi thu hoạch phải trải qua 12 công đoạn xử lý với những yêu cầu khắt khe để chiết xuất ra dược chất cao nhất. Dung môi sử dụng để chiết xuất phải là dung môi ethanol ở nhiệt độ 60 độ C trong khoảng thời gian thích hợp.Việc sử dụng nước để đun sắc sẽ cho ra được rất ít dược chất. Vì vậy, hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường không cao.
Hơn nữa, nhiều người bệnh tiểu đường thường nghĩ bệnh nặng thì bốc nắm to; bệnh nhẹ thì bốc nắm nhỏ mà không thể biết hoạt chất trong những “nắm” đó là bao nhiêu. Sử dụng dược liệu để trị bệnh phải được nghiên cứu cụ thể về tỷ lệ hoạt chất và chỉ định liều dùng.
Do đó, muốn sử dụng Dây thìa canh để điều trị Tiểu đường. Các chuyên gia y tế khuyên dùng thành phẩm của các hãng đông dược. Được bào chế dưới dạng bột; trà túi lọc hoặc viên nén.
Một số sản phẩm của Thảo dược Tây Nguyên sử dụng Dây thìa canh làm dược liệu chính:
– Xem thêm Fanpage của công ty tại đây.
– Xem thêm thông tin về dược liệu và sức khỏe đời sống tại đây
– Xem thêm thông tin các sản phẩm của Thảo Dược Tây Nguyên tại đây