ĐỘC HOẠT – DƯỢC LIỆU TRỊ KHỚP

Độc hoạt (ĐH) còn được gọi với nhiều cái tên khác như Khương thanh, Hộ khương sứ giả; Độc diêu thảo, Hồ vương sứ giả; Trường sinh thảo; Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp ... Dược liệu Độc hoạt là thân và rễ của nhiều loại Doc hoat. Có thể phân biệt thành 4 loại chính...

Doc hoat - thaoduoctaynguyen.comDoc hoat  – Thảo dược Tây Nguyên

 

ĐỘC HOẠT – KHU PHONG, TRỪ THẤP, THÔNG TÝ, CHỈ THỐNG

Độc hoạt (ĐH) còn được gọi với nhiều cái tên khác như Khương thanh, Hộ khương sứ giả; Độc diêu thảo, Hồ vương sứ giả; Trường sinh thảo; Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp …

Dược liệu Độc hoạt là thân và rễ của nhiều loại Doc hoat. Có thể phân biệt thành 4 loại ĐH sau:

– Xuyên độc hoạt (Radix Angelicae tuhuo): là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây XĐH  ở vùng Hồ Bắc; hoặc cây Angelica megaphylla Diels ở vùng Tứ Xuyên.

– Hương Doc hoat (Radix Angelicae pubescentis): là rễ của cây mao đương quy.

– Ngưu vĩ ĐH (Radix Heraclei hemsleyani): là rễ phơi hay sấy khô của cây độc hoạt đuôi trâu, độc hoạt lông mềm, nhuyễn mao độc hoạt.

– Cửu nhãn ĐH (Độc hoạt 9 mắt, Thổ đương quy) (Rhizoma Araliae cordatae): là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cửu nhỡn ĐH (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).

Như đã liệt kê, ĐH hiện chưa được nuôi trồng tại Việt Nam. Dược liệu phải nhập từ Trung Quốc.

Doc hoat - thaoduoctaynguyen.comDoc hoat  – Thảo dược Tây Nguyên

Tính vị và thành phần của Độc hoạt:

– Tính vị: Vị đắng, cay, tính ôn

– Thành phần:

  • Angeloi, Angelicone, Bergaptenostholum belliferone, Scopoletin, Angelic acid, Tiglic acid; Palmitic acid, Sterol, Stearic acid, Linoleic acid, Oleic acid, Dầu thực vật.
  • Columbianetin, Columbianetin acetate, Osthol, Isoimperatorin, Bergapten, Xanthotoxin
  • Ampubesol, Angelol D, G, B
  • G-Aminobutyric acid

Tác dụng dược lý của Doc hoat:

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Thuốc có tác dụng giảm đau, an thần và kháng viêm rõ rệt.
  • Thuốc nước và thuốc sắc Độc hoạt đều có tác dụng hạ áp rõ rệt. Nhưng thời gian ngắn. ĐH chích tĩnh mạch có tác dụng hưng phấn hô hấp. ĐH còn có thành phần có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu trên ống nghiệm.
  • Thuốc có thành phần chống loét bao tử. Đối với hồi tràng thỏ, thuốc có tác dụng co thắt.
  • Theo tài liệu nghiên cứu của Trung quốc: nước sắc thuốc có tác dụng ức chế trực khuẩn lao, trực khuẩn đại tràng lị; thương hàn, trực khuẩn mủ xanh và phẩy khuẩn tả.

– Theo y học cổ truyền:

  • Trừ phong thấp, chỉ thống, giải biểu.

  • Chủ trị chứng phong thấp tý thống; thiếu âm đầu thống; ngứa ngoài da do thấp, phong hàn biểu chứng kiêm thấp.

Lưu ý khi sử dụng:

Người âm hư hỏa vượng huyết hư, không phong hàn thực tà không dùng được.

Không dùng cho chứng nội phong.

ĐH thường phối hợp với Khương hoạt vì 2 vị đều trị chứng phong thấp. Nhưng Khương hoạt tác dụng tốt đối với đau phần trên cơ thể. Còn Độc hoạt tác dụng chủ yếu đối với chứng đau phần dưới cơ thể.

— Theo HeroPharm

Doc hoat - thaoduoctaynguyen.comDoc hoat – Thảo dược Tây Nguyên

Một số bài thuốc dân gian sử dụng Độc hoạt:

Trị răng sưng đau

Cách dùng: ĐH nấu với rượu, ngậm. Nếu chưa công hiệu dùng ĐH, Điạ hoàng mỗi thứ 120g, tán bột. Mỗi lần dùng 12g sắc với một chén nước, uống nóng. Uống xong nằm một lát rồi uống tiếp (Trửu Hậu Phương).

Trị trúng phong cấm khẩu, lạnh toàn thân, bất tỉnh nhân sự

Cách dùng: ĐH 160g, rượu 1 thăng, sắc còn nửa thăng, uống (Thiên Kim Phương).

Trị trúng phong không nói được

Cách dùng: ĐH 40g, 2 thăng rượu, sắc còn 1 thăng, Đại đậu 5 chén sao. Lấy rượu nóng nấu uống lúc còn nóng (Tiểu Phẩm Phương).

Trị các chứng phong hư sau khi sinh

Cách dùng: ĐH, Bạch tiễn bì, mỗi thứ 120g. Sắc với 3 thăng nước còn 2 thăng, chia làm 3 lần uống.

Trị các khớp xương đau nhức

Cách dùng: ĐH 6g, Đương quy 4g, Phục linh 4g, Bạch thược dược 4g, Hoàng kỳ 4g, Cát căn 4g; Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 2g, Cam thảo 1,2g, Can khương 1,2g, Phụ tử chế 1,2g; Đậu đen 6g, sắc. Chia 3 lần uống trong ngày.

Trị trúng phong cấm khẩu, răng cắn chặt

Cách dùng: ĐH 20g, Xuyên khung, Xương bồ, mỗi thứ 6g. Sắc uống.

Trị các khớp xương đau nhức, vận động khó khăn, phong thấp, bụng đau

Cách dùng: ĐH, Tang ký sinh, Xuyên khung, Đương quy, Ngưu tất, Cẩu tích; Thiên niên kiện, Sinh điạ, mỗi vị 8 – 12g. Sắc uống.

Trị khớp xương đau nhức

Cách dùng: ĐH 12g, Đỗ trọng 12g, Phòng đảng sâm 12g, Hy thiêm thảo 12g, Kim ngân hoa 12g, Hà thủ ô 12g; Thổ phục linh 12g, Kê huyết đằng 12g, Cam thảo 4g; Cốt toái bổ 12g, Thục đia 12g, Can khương 4g; Quế chi 8g, Xuyên khung 8g, Ngưu tất 8g; Xuyên quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị khớp đau mạn tính do phong thấp, thiên về chi dưới

Cách dùng: ĐH 12g, Tang ký sinh, Tần giao, Tế tân, Quy thân, Sinh điạ, Bạch thược, Xuyên khung; Phòng phong, Nhục qưế, Phục linh, Nhân sâm, Cam thảo, Đỗ trọng, Ngưu tất mỗi thứ 8g. Sắc uống.

Trị khớp viêm do phong thấp, lưng đùi đau nhức, tay chân co rút

Cách dùng: ĐH 12g, Tần giao 12g, Phòng phong 12g, Tế tân 4g sắc uống. Cũng có thề dùng Độc hoạt nửa cân nấu thành cao, mỗi lần uống một muỗng cà phê, ngày 2 lần với nước (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị cảm mạo phong hàn, đầu đau, cơ thể đau, táo bón

Cách dùng: Doc hoat 8g, Ma hoàng 4g, Xuyên khung 3,2g, Đại hoàng 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 4g. Sắc uống (Độc Hoạt Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị phế quản viêm mạn tính

Cách dùng: ĐH 9g, cho đường đỏ 15g, theo tỉ lệ, chế thành cao, chia 3-4 lần uống trong ngày.

Trị bạch điến phong

Cách dùng: Ngưu vĩ Độc hoạt 1% chế thành cao nước bôi, kết hợp tắm ánh nắng mặt trời.

Trị vảy nến

Cách dùng:  ĐH uống và bôi, kết hợp chiếu tia tử ngoại

— Tham khảo nguồn Thầy thuốc Việt Nam

Sản phẩm của Thảo dược Tây Nguyên sử dụng Độc hoạt làm dược liệu:

– Thông tý đan: https://www.thaoduoctaynguyen.com/thong-ty-dan/

Thông tý đan - Thảo Dược Tây Nguyên

Thông tý đan – Thảo dược Tây Nguyên

 

– Xem thêm Fanpage của công ty tại đây.

– Xem thêm thông tin về dược liệu và sức khỏe đời sống tại đây

– Xem thêm thông tin các sản phẩm của Thảo Dược Tây Nguyên tại đây