GIẢO CỔ LAM
Giảo cổ lam (GCL) hay còn gọi là Phúc ẩm thảo hoặc Thất diệp đảm là một loại cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Người Trung Quốc từ lâu xem cây này như thuốc trường sinh. Bởi lẽ người dân ở tỉnh Quý Châu uống trà Giảo cổ lam thường xuyên thì sống rất thọ. Dược liệu này còn được gọi là nhân sâm phương Nam. Mặc dù thực tế loài này không có họ hàng gì với nhân sâm đích thực. GCL cũng được dùng ở Nhật Bản với tên Amachazuru; ở Hàn Quốc với tên gọi Dungkulcha và nhiều nước khác.
Ở Việt Nam, vào năm 1997 giáo sư Phạm Thanh Kỳ (Đại học Dược Hà nội) đã phát hiện cây Thất diệp đảm trên núi Phan Xi Păng. Và được Giáo sư Vũ Văn Chuyên (Đại học Dược Hà nội) xác định đúng là loại Gynostemma pentaphyllum. Ngoài ra, Thất diệp đảm còn được tìm thấy ở một số địa phương thuộc vùng đồi núi phía Bắc.
Thành phần của Giảo cổ lam:
Thành phần hóa học chính của Giảo cổ lam là Flavonoit và Saponin. Thành phần Saponin có trong cây này nhiều gấp 3 – 4 lần so với Nhân sâm. Trong đó, một số có cấu trúc hoá học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (Ginsenozit). Ngoài ra dược liệu này còn chứa nhiều Vitamin và các chất khoáng như selen, kẽm, sắt, mangan, phốtpho…
GCL chia làm nhiều loại: 3 lá, 5 lá, 7 lá và 9 lá. Thành phần Saponin (chất quý của nhân sâm) có trong GCL 7 lá là phong phú và giá trị nhất.
Tác dụng của Giảo cổ lam:
– Với bệnh mỡ máu cao:
Giảo cổ lam được chứng minh là có chứa hơn 100 loại saponin. Hiệu quả đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Các tài liệu nghiên cứu khoa học tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc đã ghi nhận: thường xuyên uống trà GCL có thể giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu; giảm triglycerid; giảm LDL (cholesterol xấu); tăng HDL (cholesterol tốt) với hiệu quả từ 63% đến 97%.
Năm 1999, nghiên cứu của GS. Phạm Thanh Kỳ đăng trên tạp chí Dược liệu đã chỉ ra: Dùng giảo cổ lam trong vòng 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần tới 71% so với người không sử dụng.
Năm 2005, trường ĐH Sydney (Úc) cũng công bố nghiên cứu của tác giả Samer Magalii khẳng định: GCL giúp giảm triglycerid tới 85%, giảm LDL 35%, giảm cholesterol toàn phần 44%, có tác dụng hạ mỡ máu tương đương với thuốc tân dược atorvasatin.
– Với bệnh tiểu đường tuýp 2:
GCL có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả do có chứa chất phanoside giúp ổn định đường huyết; làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin; tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào; ổn định nồng độ đường trong máu.
Năm 2011, Hội Đái tháo đường Thụy Điển phối hợp với Bộ môn Dược lý, trường ĐH Y Hà Nội thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Các bệnh nhân được thử nghiệm đều có chỉ số đường huyết rất cao từ 9-14 mmol/l; được sử dụng GCL 6g/ngày (tương đương 3 gói trà giảo cổ lam 2g) trong 12 tuần. Kết quả, sau 12 tuần, các bệnh nhân đều giảm đường huyết xuống 3mmol/l so với nhóm không sử dụng giảo cổ lam.
Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học khuyên người bệnh tiểu đường tuýp 2 rất nên uống GCL thường xuyên để ổn định đường huyết trong máu.
– Với bệnh huyết áp cao:
Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã đưa ra bằng chứng vô cùng thuyết phục khẳng định giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp. Các nhà khoa học cho hay uống giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric – một chất có vai trò tích cực trong việc kiểm soát huyết áp.
Để làm rõ hơn, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên 223 bệnh nhân huyết áp cao được chia làm 3 nhóm: một nhóm dùng giảo cổ lam, một nhóm dùng nhân sâm, nhóm còn lại dùng thuốc hạ huyết áp imdapamide.
Kết quả, nhóm dùng GCL giảm chỉ số huyết áp 82%, nhóm dùng thuốc imdapamide giảm 93%, nhóm dùng nhân sâm chỉ giảm 41%. Như vậy có thể khẳng định sử dụng GCL hàng ngày có ý nghĩa rõ ràng trong hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao.
– Với bệnh tim mạch:
Các nhà khoa học Việt Nam còn phát hiện chất adenosin trong Giảo cổ lam có tác dụng rất tốt cho tim mạch (làm giảm những cơn đau tim rõ rệt), có khả năng tạo năng lượng mạnh, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, ổn định huyết áp, tăng cường máu lên não, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.
– Với người thừa cân, béo phì:
GCL cũng có tác dụng giảm béo nhờ vào khả năng hoạt hóa men AMPK. Một men có vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Làm thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng cường chuyển hóa đường, đạm, mỡ; giúp giảm lượng mỡ thừa, từ đó giảm cân hiệu quả.
– Với các bệnh u bướu:
Nghiên cứu của PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền (Viện Y học cổ truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm) và GS.TS Phạm Thanh Kỳ năm 2011 đã chứng minh chiết xuất giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển khối u rõ rệt.
Tiếp tục theo đuổi nghiên cứu này, năm 2012, GS.TS Phạm Thanh Kỳ cùng các cộng sự Hàn Quốc đã tìm thấy 7 hoạt chất mới trong giảo cổ lam Việt Nam và đặt tên là Gypenoside VN 01-07. Các hoạt chất này đã được chứng minh có thể tiêu diệt mạnh các tế bào ung thư phổi, đại tràng, bạch cầu, vú và tử cung.
– Với người muốn tăng cường, bảo vệ sức khỏe:
Giảo cổ lam chứa nhiều flavonoid, acid amin, vitamin giúp chống oxy hóa mạnh; dọn dẹp các gốc tự do trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, mệt mỏi… Flavonoid còn có tác dụng chống độc, bảo vệ chức năng gan và làm giảm thương tổn gan.
Với những bằng chứng không thể chối bỏ đó, uống giảo cổ lam hàng ngày là điều rất đáng khích lệ và cần được phổ biến rộng rãi để tạo nên cộng đồng sống khỏe, sống thọ.
Một số tác dụng không mong muốn khi dùng Giảo cổ lam sai cách:
GCL là một loại thảo dược nếu được sử dụng đúng cách sẽ đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe và giúp phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
– Mất ngủ, khó ngủ:
Nếu trước khi đi ngủ mà dùng giảo cổ lam thì rất dễ dẫn đến mất ngủ. Nguyên nhân là do giảo cổ lam có thể gây kích thích thần kinh, tăng hưng phấn. Vì vậy, chỉ nên dùng GCL vào buổi sáng và đầu giờ chiều để giúp cơ thể tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn.
– Hạ huyết áp:
Giảo cổ lam có tác dụng giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng vị thuốc này quá mức thì có thể khiến huyết áp bị giảm một cách đột ngột. Dẫn đến tình trạng cơ thể luôn mệt mỏi. Do đó, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 60 – 70g. Đối với người bị huyết áp thấp, tốt nhất là nên dùng trà vào lúc ăn no hoặc có thể cho thêm vài lát gừng.
– Đầy bụng:
Nếu uống trà GCL để qua đêm thì rất dễ bị đầy bụng. Nguyên nhân là do sau một đêm, trà sẽ bị biến chất. Vì vậy, người dùng chỉ uống trà trong ngày, không uống trà GCL để qua đêm.
Một số sản phẩm của Thảo dược Tây Nguyên sử dụng Giảo cổ lam làm dược liệu chính:
– Hết phần I. Mời các bạn xem tiếp Phần II về cách dùng và một số lưu ý theo link: https://www.thaoduoctaynguyen.com/cach-dung-giao-co-lam/
– Xem thêm Fanpage của công ty tại đây.
– Xem thêm thông tin về dược liệu và sức khỏe đời sống tại đây
– Xem thêm thông tin các sản phẩm của Thảo Dược Tây Nguyên tại đây