Hy thiem thao – Thảo dược Tây Nguyên
HY THIÊM THẢO – DƯỢC LIỆU GẦN GŨI NHẤT VỚI NGƯỜI VIỆT NAM
Cây Hy thiêm có tên khoa học Siegesbeckia orientalis L. Họ Cúc Asteraceae hay còn gọi là Cỏ đĩ, Cây chó đẻ hoa vàng, Hy thiêm thảo, Hy tiên, Hổ cao. Đây là loài cây thuộc họ Cúc.
Hy thiem thao cao từ 0.4 – 1m, có nhiều cành, có lông tuyến. Lá mọc đối, cuống ngắn, hình 3 cạnh, đầu là nhọn, mép lá có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, có hai loại lá bắc không đều nhau. Quả bé màu đen, hình trứng. Hoa có chất dính, khi đi qua hoa dính vào quần áo vì vậy gọi là Cỏ đĩ. Cây mọc hoang ở khắp các tỉnh trong cả nước.
Cây Hy thiêm dễ nhầm với cây cứt lợn vì chúng đều có lông ở thân và cành. Tuy nhiên hoa cứt lợn có màu trắng và tím. Dân gian có thói quen nhận biết theo hình dáng nên thường đánh đồng hai loại cây.
Hy thiem thao – Thảo dược Tây Nguyên
Đặc tính và thành phần của Hy thiêm thảo:
- Cây mọc vào mùa xuân bắt đầu ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Thời gian chuẩn bị ra hoa của cây thuốc cũng chính là thời vụ thu hái thuốc. Thường vào tháng 4 hàng năm.
- Cây thu hái về sẽ được loại bỏ phần lá héo, sâu, sau đó cắt ngắn và phơi khô ở độ ẩm thích hợp. Khoảng 12% là tốt nhất.
- Thân và lá cây được sử dụng làm thuốc.
- Thành phần hóa học: Hy thiem thao có chứa các chất đắng daturosid, orientin.
- Tính vị: cây có vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, giảm đau. Rất tốt cho xương khớp, đặc biệt là người cao tuổi.
Tác dụng của Hy thiem thao:
- Hỗ trợ điều trị bệnh phong tê thấp, đau nhức xương khớp.
- Hỗ trợ điều trị bệnh gút (Gout).
- Rất tốt cho bệnh nhân mắc viêm đa khớp dạng thấp.
- Hỗ trợ điều trị chứng tê bại nửa người
- Giảm đau lưng mỏi gối
- Điều trị kinh nguyệt không đều.
Một số bài thuốc dân gian sử dụng Hy thiêm thảo:
- Chữa bán thân bất toại, phong thấp tê bại chân tay: lá, cành non sao vàng, tán bột, trộn mật ong, hoàn 5g/ viên. Uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 viên.
- Chữa mụn nhọt, hậu bối (nhọt sau lưng): Hy thiem thao, tỏi sống, cỏ roi ngựa mỗi thứ 5g. Giã nát, hòa trong một chén rượu ấm, vắt lấy nước uống, bã đắp vào mụn nhọt. Ngày dùng 1-2 lần.
- Chữa cảm mạo, đau nhức đầu: Hy thiêm thảo 12g, tía tô 12g, hành 8g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm. Đổ 550ml nước sắc nhỏ lửa còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hy thiêm 8g, ngưu tất 6g, thảo quyết minh 6g, hoàng cầm 6g, trạch tả 6g, chi tử 4g, long đởm thảo 4g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml. Chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
- Nếu mất ngủ, có thể dùng bài sau: Hy thiêm 20g, hoa hòe 20g, cho vào ấm. Đổ 700ml nước sắc còn 500ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
- Hỗ trợ điều trị mất tiếng do cảm gió: Lá và cành non hy thiêm hái trước khi ra hoa, sao vàng, tán bột. Thêm mật vào làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 3-6g với nước đun sôi để nguội. Uống sau bữa ăn, 15 ngày một liệu trình.
Lưu ý:
- Kiêng kỵ người âm huyết không đủ không nên dùng độc vị hy thiêm.
- Những bài thuốc trên được sưu tập theo kinh nghiệm dân gian. Chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc để được tư vấn dùng hợp lý.
Một số sản phẩm của Thảo dược Tây Nguyên sử dụng Hy thiêm thảo làm dược liệu:
– Xem thêm Fanpage của công ty tại đây.
– Xem thêm thông tin về dược liệu và sức khỏe đời sống tại đây
– Xem thêm thông tin các sản phẩm của Thảo Dược Tây Nguyên tại đây