NGƯU TẤT – BỔ CAN THẬN, MẠNH GÂN CỐT

Cây Ngưu tất (NT) còn gọi là cỏ xước hai răng, cỏ sướt hai răng. Tên khoa học là Achyranthes bidentata. Là một loài thực vật thuộc họ Dền. Được trồng nhiều ở Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trong đông y Nguu tat có tác dụng kháng viêm. Tại Nepal, nước từ củ NT dùng chữa đau răng. Hạt NT được dùng thay thế hạt ngũ cốc trong thời kì giáp hạt.

Cay Nguu tat  - Thảo dược Tây Nguyên

Cay Nguu tat  – Thảo dược Tây Nguyên

 

 

NGƯU TẤT – BỔ CAN THẬN, MẠNH GÂN CỐT

Cây Ngưu tất (NT) còn gọi là cỏ xước hai răng, cỏ sướt hai răng. Tên khoa học là Achyranthes bidentata. Là một loài thực vật thuộc họ Dền. Được trồng nhiều ở Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trong đông y Nguu tat có tác dụng kháng viêm. Tại Nepal, nước từ củ NT dùng chữa đau răng. Hạt NT được dùng thay thế hạt ngũ cốc trong thời kì giáp hạt.

Mô tả: Cây thân thảo sống nhiều năm, cao 60-110cm. Thân có 4 cạnh, phình lên thành các đốt. Lá cây hình trái xoan bầu dục, mọc đối. Mép lượn sóng có lông bao phủ, cuống ngắn 1- 3 cm. Hoa mọc ở ngọn hoặc đầu cành, ra hoa vào tháng 5- 9, kết quả vào tháng 10- 11. Có hình bầu dục, bên trong chứa 1 hạt hình trụ.

— Trích nguồn WikiPedia

Cay nguu tat - Thảo dược Tây NguyênCay Nguu tat  – Thảo dược Tây Nguyên

 

Tính vị và thành phần của Ngưu Tất:

– Tính vị: Vị đắng, chua, bình, không độc, đi vào 2 kinh can và thận.

– Thành phần hóa học chính trong cây Nguu tat: saponin tritecpenoid (sau khi qua nước thủy phân thành oleanolic acid và đường); Genin là acid oleanolic, các sterol ecdysteron, inokosteron, glucoza, polysaccharide, muối kali… Ngoài ra còn hàm chứa arginine (Arg), 12 lọai amino acid và alcaloids; hợp chất coumarins, và nguyên tố vi lượng sắt, đồng…

Tác dụng dược lý của Nguu Tat:

– Đối với động vật đã bị gây mê, có thể gây giảm áp huyết tạm thời. Trở lại bình thường sau vài phút nhưng sau đó lại hơi tăng.

– Tác dụng làm yếu sức co bóp của tim ếch.

– Tác dụng ức chế sức co bóp của khúc tá tràng.

– Hơi có tác dụng lợi tiểu.

– Ở liều cao, có khả năng kích thích sự vận động của tử cung.

– Một số nghiên cứu cho thấy, chất saponin có công dụng phát huyết, làm vón anbumin; Ecdysteron và inokosteton kìm hãm sự phát triển một số loại sâu bọ; ngưu tất còn giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu.

Lưu ý khi sử dụng:

Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc ra nhiều kinh nguyệt. NT có tính hoạt nên không dùng cho người di tinh hoặc mộng tinh.

Một số bài thuốc dân gian sử dụng Ngưu Tất:

1. Chống bại liệt, co giật, xơ vữa mạch máu, phong thấp, teo cơ, đột quỵ

Dùng 40-60g NT sắc uống nhiều lần trong ngày.

2. Người bị ngã máu ứ bên trong; bị thương máu tụ bên ngoài hoặc chân tay nhức mỏi do đi xa về

Dùng 100g NT, 50g huyết giác và 30g sâm đại hành ngâm rượu từ 30-40 ngày. Mỗi lần uống 10-15ml, mỗi ngày uống 2 lần, uống từ 10 ngày trở lên.

3. Chữa nhức đầu, đau mắt, chóng mặt, bốc nóng, ù tai, đau mắt, rối loạn tiền đình; tăng huyết áp, đau nhức dây thần kinh, khó ngủ, co giật, rút gân, táo bón, giảm béo phì

Dùng 30g ngưu tất và 20g hạt muồng sao mang sắc uống mỗi ngày 1 thang.

4. Giảm cholesterol và triglycerid

Dùng 12g nguu tat thái lát mỏng, hãm nước nóng hoặc sắc uống thay nước mỗi ngày.

5. Bài thuốc trừ phong thấp, tráng dương, tán hàn, hòa huyết mạch; mạnh gân cốt, chữa mỏi gối, đau lưng, chóng mặt, chân tay yếu, chân tay lạnh, hoa mắt

Đan sâm 15g, đương quy 30g, đỗ trọng 30g, kim anh 15g, hồ cốt 45g, NT (xuyên) 30g, NT (hoài) 15g, phụ tử 15g, phòng phong 15g; sơn thù 15g, sinh địa 30g, tiên linh tỳ 30g, thạch hộc 15g; ý dĩ nhân 30g, tỳ giải 30g. Tất cả mang giã nát, rồi cho vào túi vải, để vào bình ngâm với 3 lít rượu.

Mùa đông hoặc thu thì ngâm 9 ngày, mùa xuân hoặc hạ thì chỉ cần ngâm 7 ngày. Uống 2 ly mỗi ngày lúc bụng đói.

6. Điều trị nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, cholesterol cao

Dùng 5g rễ khô NT, 10 cây thành ngạch (đỏ ngọn), cho 3 bát nước vào đun tới khi còn 1 bát. Uống sau mỗi bữa ăn 30 phút, uống liên tục 2 tháng. Nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục uống đợt 2. Mỗi người uống 3 đợt là hiệu quả.

7. Điều trị tắc kinh, bế kinh

Dùng ngưu tất và ích mẫu mỗi loại 10g mà sắc uống trong ngày.

8. Trị sốt, sổ mũi

Dùng Nguu tat và đơn buốt mỗi loại 30g sắc thuốc. Chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Nguu tat - Thảo dược Tây NguyênNguu tat – Thảo dược Tây Nguyên

9. Chữa quai bị

Giã nhuyễn NT, chế nước xúc miệng và uống trong. Đồng thời lấy bã lượng vừa đủ đắp vào vùng quai bị sưng đau.

10. Chữa viêm thận, viêm gan, viêm bàng quang, đái đỏ, đái ra sỏi, đái vàng thẫm

Dùng 15g NT 15g mộc thông, 15g cỏ tháp bút, 15g sinh địa; 15g mã đề (hoặc hạt lá bông) và 15g rễ cỏ tranh sắc nước thuốc; cho thêm 15g bột hoạt thạch. Uống thành 3 lần trong ngày.

11. Điều trị viêm cầu thận, đái đỏ, đái són, phù thũng, đái vàng thẫm; viêm gan virus, đái ra máu, viêm bàng quang, da vàng

Dùng 30g rễ NT, 15g mã đề, 15g rễ cỏ tranh, 15g huyết dụ, 15g mộc thông, 15g huyền sâm và 15g lá móng tay. Sắc thuốc uống 3 lần trong ngày.

12. Điều trị thấp khớp đang sưng

Dùng 16g Ngưu tất, 16g hy thiêm thảo, 16g nhọ nồi, 12g thương nhĩ tử, 20g phục linh và 12g ngải cứu. Sao vàng, sắc lấy 3 lần nước thuốc, trộn chung lại sắc cho đặc. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 7-10 ngày.

13. Chữa huyết hư, kinh nguyệt không đều

Dùng 20g rễ Nguu tat, 16g ích mẫu, 16g cỏ cú, 30g rễ gai (gai lá làm bánh) và 16g nghệ xanh mang sắc uống thành 1 thang. Mỗi ngày 1 thang chia thành 3 lần uống. Uống liên tục 10 ngày. Kiêng dùng với người có thai.

14. Chữa viêm đa khớp dạng thấp

Dùng 20g rễ NT tẩm rượu sao, 16g tang ký sinh, 12g độc hoạt, 12g tục đoạn; 16g dây đau xương, 12g thục địa, 12g đương quy, 12g đảng sâm; 12g bạch thược, 8g quế chi, 12g tần giao, 6g tế tân, 8g xuyên khung và 6g cam thảo. Sắc thành 1 thang uống 3 lần mỗi ngày, uống liên tục 10 ngày.

15. Chữa phù thũng, suy thận, vàng da, nặng chân

Dùng 30g rễ NT, 30g cả cây cúc bách nhật, 30g mã đề cả cây và 30g cỏ mực sắc thành 1 thang. Uống 2-3 lần trong ngày. Uống liên tục từ 7-10 ngày.

16. Điều trị mỡ máu cao, nhức đầu chóng mặt, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, mờ mắt, ù tai

Dùng 16g NT, 12 xuyên khung, 12g hạt muồng sao vàng, 12g nấm mèo, 12g hy thiêm; 20g cỏ mực và 16g đương quy. Sắc uống thành 1 thang uống 3 lần trong ngày. Trước khi uống, vớt bã nấm mèo ra ăn, nhai kỹ rồi uống kèm nước thuốc. Cần phải uống liên tục từ 20-30 ngày.

17. Chữa sổ mũi do chứng viêm mũi dị ứng

Dùng 30g rễ NT đơn buốt và lá diễn mỗi loại 30g. Cho 400ml sắc tới khi còn ¼, uống khi còn ấm. Uống liên tục trong 10 ngày.

— Tham khảo nguồn Cây thuốc dân gian

Sản phẩm của Thảo dược Tây Nguyên sử dụng Ngưu tất làm dược liệu:

– Thông tý đan: https://www.thaoduoctaynguyen.com/thong-ty-dan/

– Thống tiêu kỳ: https://www.thaoduoctaynguyen.com/thong-tieu-ky/

– Xem thêm Fanpage của công ty tại đây.

– Xem thêm thông tin về dược liệu và sức khỏe đời sống tại đây

– Xem thêm thông tin các sản phẩm của Thảo Dược Tây Nguyên tại đây