Que nhuc – Thảo dược Tây Nguyên
QUẾ NHỤC – GIẢM ĐAU, GIẢI ĐỘC, CHỐNG VIÊM
Cây Quế nhục tên khoa học là Cinnamomum cassia Presl thuộc họ Long não. Tên dân gian còn gọi là Ngọc Thụ, Quế đơn, Quế bì, Ngọc quế, Mạy quẻ (Tày), Kía (Dao), Quế thanh…
Loại Quế này mọc và trồng nhiều tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc. Việt Nam cũng có loại quế này thuộc loại Quế tốt thứ hai trên thế giới sau loại quế quan của Sri Lanka.
Ở nước ta Que nhuc có nhiều ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Trong đó có 4 vùng trồng quế tập trung là: Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa – Nghệ An và Quảng Nam – Quảng Ngãi.
Cây Quế – Thảo dược Tây Nguyên
Dược liệu Quế Nhục
Vào tháng 4 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 10, người ta chọn những cây quế sống 5 năm trở lên để bóc vỏ. Dùng dao nhọn cắt đứt phân nửa thân hoặc cành, rồi cắt dọc từng đoạn. Mỗi lần lấy vỏ, chỉ lấy một nửa bên, để lại nửa bên cho cây tái sinh.
Vỏ quế nhục to dày phải ủ, ngâm nước một ngày, rửa sạch, để ráo nước. Buộc trong lá chuối tươi 3 ngày (mùa nóng) hoặc 7 ngày (mùa lạnh). Sau khi ngâm nước lần 2, ép phẳng, buộc ép vào ống nứa tròn thẳng (để cho dáng thẳng và đẹp). Trong thời gian buộc ép như vậy, hàng ngày mở ra hai lần, lau chùi mặt trong cho bóng. Thời gian ủ quế đến khi hoàn tất phải mất 15 ngày đến 16 ngày (mùa nóng) hoặc 1 tháng (mùa mưa) và có khi dài hơn.
Vỏ thân, cành, thu hái vào mùa hạ, mùa thu; ủ hoặc để nguyên cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió. Có thể cất lấy tinh dầu.
Dược liệu Que nhuc
Thành phần và tính vị của Quế nhục
– Tính vị: Vị cay ngọt, mùi thơm, tính nóng. Quy kinh Thận, Tỳ, Tâm, Can
– Thành phần chủ yếu: Hàm lượng tinh dầu trong vỏ que nhuc khá cao (1,0 – 4,0 %); còn trong lá và cành non thường thấp (0,3 – 0,8 %). Tinh dầu từ vỏ có màu vàng nâu nhạt, sánh, vị cay, thơm, ngọt, nóng, nặng hơn nước; với thành phần chính là (E) – cinnamaldehyde (70 – 95 %); không có eugenol nhưng có một lượng nhỏ acid cinnamic, acetat cinnamyl và o – methoxycinnamaldehyd; còn có cinnzeylanol, cinnzeylanin. Ngoài ra, trong vỏ quế còn chứa tanin, chất nhựa, đường, calci oxalat, coumarin và chất nhầy…
Tác dụng của Que Nhuc đối với sức khỏe:
Giảm cholesterol:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: chỉ cần dùng nửa thìa quế nhục trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol. Quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu).
Giảm lượng đường máu và trị bệnh tiểu đường tuýp 2:
Dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát.
Bệnh tim mạch:
Que nhuc giúp củng cố sức khỏe hệ tim mạch. Vì thế tránh cho cơ thể khỏi các rắc rối liên quan tới tim mạch. Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp.
Chống ung thư:
Nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho thấy: quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư. Ngoài ra, chất xơ và canxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa; ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột. Từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Ngừa sâu răng và sạch miệng:
Que nhuc từ lâu đã được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị sâu răng và hơi thở có mùi. Chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho.
Bổ não:
Quế nhục kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ. Giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngửi quế làm tăng nhận thức, trí nhớ hiệu quả; tăng khả năng tập trung và nhạy bén.
Giảm các bệnh truyền nhiễm:
Với khả năng chống khuẩn, chống nấm, chống vi rút, chống các vật ký sinh và là chất khử trùng nên quế rất hữu hiệu trong việc chống viêm nhiễm cả bên trong và ngoài. Quế được xem là rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh nấm âm đạo, nấm vòm họng; ngừa bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo, nhiễm trùng vòm họng; loét dạ dày và chấy trên đầu.
Quế nhục có nhiều tác dụng chữa bệnh, đễ chịu trong kỳ nguyệt san:
Quế rất tốt cho phụ nữ; giúp giảm thiểu chứng chuột rút và những khó chịu khác trong thời gian nguyệt san.
Giảm đau do chứng viêm khớp:
Trong quế có chứa nhiều hợp chất chống viêm có tác dụng giảm đau và viêm do bệnh thấp khớp gây ra. Nghiên cứu của trường ĐH Copenhagen cho thấy: nếu dùng nửa thìa bột que nhuc và 1 thìa mật ong mỗi sáng, sẽ giúp giảm đau khớp đáng kể (sau 1 tuần sử dụng) và có thể đi lại không đau (sau 1 tháng dùng).
Giảm đau cơ và đau khớp:
Những người ăn quế đều hàng ngày thấy giảm đau các cơ và khớp, tăng cường sự dẻo dai của các cơ và khớp xương.
Tốt cho hệ tiêu hoá:
Cho quế vào món ăn hàng ngày giúp tiêu hoá tốt. Vì nó giúp giảm bớt lượng khí gaz trong dạ dày. Quế rất hiệu quả với chứng khó tiêu, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy và chứng đầy hơi.
Giảm viêm đường tiết niệu:
Những người ăn quế đều thì nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu rất thấp.
Quế giúp lợi tiểu tự nhiên và hỗ trợ bài tiết nước tiểu.
Chống nghẽn mạch:
Hợp chất cinnamaldehyde trong quế rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa máu vón cục vì thế rất tốt với những ngườI bị bệnh tim mạch.
Giảm đau đầu và chứng đau nửa đầu:
Đau đầu do đi ngoài trời gió lạnh nhiều sẽ được điều trị bằng việc đắp hỗn hợp mỏng bột quế trộn với nước lên vùng trán và thái dương.
Ngừa mụn và mụn đầu đen:
Quế giúp loại bỏ các chất độc trong máu vì thế rất hữu hiệu trong việc giảm mụn. Dùng hỗn hợp bột quế và vài giọt nước cốt chanh đắp lên những vùng bị mụn và mụn đầu đen sẽ có hiệu quả.
Tăng cường lưu thông máu:
Quế nhục giúp làm sạch thành mạch máu và tăng cường lưu thông máu, đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho các tế bào trong cơ thể, tăng cường trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Cải thiện hệ miễn dịch:
Hỗn hợp mật ong và quế rất tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi, làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ.
— Tham khảo nguồn Thầy thuốc của bạn —
Quế dược liệu – Thao duoc Tay Nguyen
Bài thuốc sử dụng Que nhuc
1. Trị đau bụng tiêu chảy kéo dài do thận dương hư, tỳ vị hư hàn hoặc tỳ thận dương hư:
- Tam khí đơn: Nhục quế 3 g, Lưu hoàng 3 g, Hắc phụ tử 10 g, Can khương 3 g, Chu sa 2 g, chế thành viên, mỗi lần uống 3 g ngày 2 lần với nước sôi ấm. Trị chứng nôn ỉa nhiều, quyết nghịch hư thoát.
- Quế linh hoàn: Quế nhục 3g, Mộc hương 3 g, Can khương 5 g, Nhục đậu khấu, Chế phụ tử đều 9 g, Đinh hương 3 g, Phục linh 9 g, chế thành hoàn mỗi lần uống 8 g, ngày 2 – 3 lần với nước ấm. Trị đau bụng tiêu chảy do tỳ thận dương hư.
2. Trị viêm thận mạn, phù thũng do dương khí hư chân tay lạnh, tiểu ít chân phù:
- Tế sinh Thận khí hoàn (Tế sinh phương): Can địa hoàng 15 g, Sơn dược 12 g, Sơn thù 6 g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12 g, Que nhuc 4 g, Phụ tử 10 g, Xuyên Ngưu tất 12 g, Xa tiền tử 15 g, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 15 g, ngày uống 2 – 3 lần.
3. Trị chứng bụng đau, phụ nữ có kinh đau bụng do hư hàn:
- Nhục quế tán bột mịn, mỗi lần uống 3 – 4 g với nước ấm hoặc rượu càng tốt.
- Lý âm tiễn: Thục địa 16 g, Đương qui 12 g, Nhục quế 5 g, Can khương 5 g, Cam thảo 4 g, sắc uống. Trị phụ nữ đau bụng kinh.
4. Trị đau thắt lưng:
Châu Quảng Minh dùng bột Nhục quế trị đau lưng do thận dương hư 102 ca, gồm có viêm cột sống do phong thấp, viêm cột sống dạng thấp, đau do chấn thương và đau lưng chưa rõ nguyên nhân. Mỗi lần uống 5 g ngày 2 lần, liệu trình 3 tuần. Tỷ lệ có kết quả 98 %. Những ca có xương tăng sinh chụp lại X quang đều không thay đổi nhưng đau giảm hoặc hết. Uống thuốc có tác dụng phụ là khô mồm, táo bón (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984, 2:115).
5. Trị vảy nến, mề đay:
Truyền thế Trân dùng chất chiết xuất của Nhục quế trị 19 ca vẩy nến và 23 ca mề đay, mỗi lần uống 25 – 50 mg (1 – 2 viên) ngày uống 3 lần, đối với vẩy nến uống liên tục 4 – 8 tuần, mề đay sau khi hết uống tiếp 5 -14 ngày. Kết quả:
- Vẩy nến 19 ca khỏi 7 ca, kết quả tốt 2 ca, tiến bộ 7 ca, không kết quả 3 ca, tỷ lệ kết quả 84,1 %.
- Mề đay 23 ca, khỏi 11 ca, tốt 9 ca, tiến bộ 1 ca, không kết quả 2 ca, tỷ lệ kết quả 91,2 % (Học báo Y học viện Hà nam 1981, 2:385).
6. Trị nhiễm độc phụ tử:
Theo kinh nghiệm dân gian, tác giả đã dùng Nhục quế trị nhiễm độc Phụ tử cấp. Dùng Nhục quế 5 – 10 g ngâm nước uống, sau khi uống 5 – 15 phút, bệnh nhân nôn, sau 15 – 30 phút các triệu chứng giảm. Nếu không giảm tiếp tục uống 3 – 5 g cách uống như trên. Theo báo cáo của bệnh nhân, sau khi uống thuốc 15 – 30 phút, có cảm giác tim đập mạnh hơn, chân tay ấm lại, cảm giác tê ở môi lưỡi và chân tay giảm dần (Báo Tân Trung y 1987, 5:53)
— Tham khảo nguồn OPCPharma —
Sản phẩm của Thảo dược Tây Nguyên sử dụng Quế Nhục làm dược liệu:
– An Trúc Vương: https://www.thaoduoctaynguyen.com/an-truc-vuong
– Xem thêm Fanpage của công ty tại đây.
– Xem thêm thông tin về dược liệu và sức khỏe đời sống tại đây
– Xem thêm thông tin các sản phẩm của Thảo Dược Tây Nguyên tại đây