CÂY XẤU HỔ
Cây Xấu hổ (XH) còn gọi là cây mắc cỡ, cây Trinh nữ... Tên khoa học là Mimosa pudica. Cây Xau ho thuộc loại cây thảo sống một năm. Cây nhỏ, mọc thành bụi lớn, cao 30 – 40cm. Thân cành lòa xòa, cong queo uốn éo, có lông và gai nhỏ. Lá kép, tất cả đều cụp lại khi đụng phải. Hoa nhỏ mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn, màu tím hồng. 4 cánh, 4 nhụy, 4 noãn, 4 cánh dính nhau ở nửa dưới. Quả thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng.
CHÈ DÂY – CHỮA BỆNH DẠ DÀY
Chè dây (CD) còn gọi là Bạch liễm. Tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis. Là một loài thực vật hai lá mầm trong họ Nho. Có thân dạng dây leo, cây cao không quá 1m. Dây leo dài 2-3m và bám vào thân cây khác. Lá dài khoảng 7-10cm, có răng cưa gần giống lá kinh giới nhưng có viền màu tía. Mặt lá nhẵn, mặt dưới màu xanh nhạt, mặt dưới màu xanh sẫm. Lá khi non màu xanh thiên đỏ, càng già càng xanh.
NGƯU TẤT – BỔ CAN THẬN, MẠNH GÂN CỐT
Cây Ngưu tất (NT) còn gọi là cỏ xước hai răng, cỏ sướt hai răng. Tên khoa học là Achyranthes bidentata. Là một loài thực vật thuộc họ Dền. Được trồng nhiều ở Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trong đông y Nguu tat có tác dụng kháng viêm. Tại Nepal, nước từ củ NT dùng chữa đau răng. Hạt NT được dùng thay thế hạt ngũ cốc trong thời kì giáp hạt.
ĐỘC HOẠT – DƯỢC LIỆU TRỊ KHỚP
Độc hoạt (ĐH) còn được gọi với nhiều cái tên khác như Khương thanh, Hộ khương sứ giả; Độc diêu thảo, Hồ vương sứ giả; Trường sinh thảo; Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp ...
Dược liệu Độc hoạt là thân và rễ của nhiều loại Doc hoat. Có thể phân biệt thành 4 loại chính...
HÀ DIỆP – LÁ SEN
Vị thuốc Hà diệp là lá nguyên tròn, nhăn nheo, đường kính 30-60 cm. Mặt trên màu lục tro, hơi nhám, mặt dưới màu lục nâu nhẵn bong, mép nguyên. Ở giữa lá có vết tích của cuống lá lồi lên màu nâu. Lá có từ 17-23 gân tỏa tròn hình nan hoa. Gân lồi về phía mặt dưới lá. Lá giòn, dễ vụn nát, có mùi thơm.
TRẦN BÌ – DƯỢC LIỆU THƯỜNG THẤY NHẤT
Trần bì (TB) còn gọi là quất bì, hoàng quyết, thanh bì. Là vỏ quýt chín đã phơi, sấy khô (để càng lâu năm càng tốt). Vỏ cuốn lại hoặc quăn, dày 0,1 – 0,15 cm. Mặt ngoài màu vàng nâu hoặc nâu nhạt, có nhiều chấm màu sẫm hơn và lõm xuống (túi tiết). Mặt trong xốp, màu trắng ngà hoặc hồng nhạt, thường lộn ra ngoài. Vỏ nhẹ, giòn, dễ bẻ gãy. Mùi thơm, vị hơi đắng, hơi cay.
PHƯỢNG VĨ THẢO
Theo Đông Y cây Phuong vi thao có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, mát máu giải độc, cầm máu sinh cơ. Thường dùng trị kiết lỵ mạn tính; lỵ trực khuẩn; viêm dạ dày- ruột; viêm gan thể vàng da; viêm phổi khạc ra máu; viêm đường tiết niệu; đái ra máu; viêm họng; viêm tuyến nước bọt; đinh nhọt; ngứa lở ngoài da; rắn độc cắn; ăn nấm dại trúng độc; còn dùng trị bệnh phụ khoa.
CHÈ VẰNG – CÂY GỌI SỮA VỀ
Theo Đông y, che vang có tính mát; được sử dụng để thanh nhiệt, trừ độc, giải gan, giữ da dẻ mịn màng, kích thích giấc ngủ. Cây chè vằng có tác dụng rất lớn đối với phụ nữ sau sinh. Nó giúp phụ nữ lấy sữa, chống khuẩn, kháng viêm và giúp giảm cân một cách hiệu quả.
BẠCH TRUẬT – PHẦN II
Trong bài viết "Bạch truật - Khắc tinh của các bệnh đường tiêu hóa", Thảo dược Tây Nguyên đã giới thiệu về đặc tính, tác dụng dược lý của Bach truat. Trong phần II này chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn về các bài thuốc và các lưu ý đặc biệt khi sử dụng.