Thi de – Thảo dược Tây Nguyên
THỊ ĐẾ – DƯỢC LIỆU QUANH TA
Thị đế (TĐ) hay còn gọi là Thị đinh, tai hồng. Tên khoa học là Diospyros kaki L. f. Là tai của quả hồng chín, phơi hoặc sấy khô lảm thuốc.
Cây hồng là một giống cây ăn quả cao chừng 5-6m, có thể tới 10m nhiều cành. Lá mọc so le, có cuống ngắn, dài không quá 1cm. Phiến lá thuôn hình trứng, dài 7-14cm, rộng 4-8cm, mép nguyên hay hơi lượn sóng.
Tháng 6 ra hoa màu vàng trắng nhạt. Cây đực, cây cái riêng biệt hoặc có khi hoa đực, hoa cái có trên cùng một cây. Hoa đực mọc từng 2-3 cái một thành hình tán, hoa cái mọc đơn độc. Tháng 9-10 ra quả khi chín có màu vàng hay đỏ thẫm.
Ngoài Thị đế, các bộ phận khác của quả hồng cũng được dùng làm thuốc, gồm có:
- Thị sương: là đường trong quả hồng. Được thu thập bằng cách đun hồng trong nồi nhỏ, đun ở lửa vừa phải. Khi thành đường thì đổ ra khuôn. Khi chất trên khô và keo lại, dùng dao cắt thành miếng nhỏ; đem phơi cho đến khi khô hẳn. Dân gian thường dùng thị sương để trị ho, đau họng.
- Thị tất: Đây là nước ép của quả hồng khi còn xanh. Sau đó đem đi phơi hoặc sấy khô có thể trị được bệnh tăng huyết áp.
- Lá hồng: Vị thuốc có tác dụng cầm máu, diệt khuẩn, tiêu viêm, hạ huyết áp, trị mất ngủ.
Thi de – Thảo dược Tây Nguyên
Tính vị và thành phần của Thi de:
– Thị đế có vị đắng, tính ôn.
– Trong tai hồng có các chất tanirv đặc biệt bao gồm axit tritecpenic (độ chảy 82°C), axit ursolic, oleanolic và axit betulinic.
– Trong quả hồng xanh có chất tanin làm cho quả hồng có vị rất chát, khi chín vị chát hầu như mất đi. Khi đó lượng đường có chừng 13-19% dưới dạng glucoza, sacaroza và fructoza, 1,15- 1,60% chất protein
— Tham khảo nguồn Tra cứu dược liệu —
Tác dụng dược lý:
– Vị thuốc TĐ có tác dụng trị ho, nấc, tiểu đêm, đầy bụng.
Thi de – Thảo dược Tây Nguyên
Một số bài thuốc dân gian sử dụng Thị đế:
Chữa nấc, đầy bụng, ăn không tiêu
- Chuẩn bị: 8 gam thi de, đinh hương; 5 lát sinh khương.
- Thực hiện: Đem sắc tất cả nguyên liệu trên với 600 ml nước sôi. Khi nước cô lại còn 200 ml nước thì tắt bếp, chia uống nhiều lần trong ngày. Cũng có thể thêm 2 g trần bì và bán hạ, 4 gam thanh bì để tăng độ hiệu quả.
Chữa nấc, chứng hư hàn ách nghịch
- Chuẩn bị: Đinh hương, Thị đế, Đảng sâm.
- Thực hiện: Đem sắc tất cả nguyên liệu trên, chia thành 2 phần. Dùng thuốc trong ngày. Dùng 1 thang mỗi ngày để ích khí, trừ hàn, giáng nghịch, ôn trung.
Trị nôn mửa, nấc cụt
- Chuẩn bị: 4 gam đinh hương, 12 gam TĐ, 12 gam gừng tươi, 16 gam nhân sâm.
- Thực hiện: Đem sắc tất cả nguyên liệu trên, dùng 1 thang/ ngày, chia làm 2 lần uống.
Trị nấc cụt do hàn:
- Chuẩn bị: 8 gam TĐ, 4 gam cam thảo, 8 gam đinh hương, 4 gam lương khương, 5 lát sinh khương.
- Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu trên tán thành bột. Mỗi lần dùng lấy ra khoảng 6 – 8 gam. Duy trì bài thuốc đều đặn để tán hàn, chỉ thống, thuận khí, giải uất. – Theo Đinh Hương Tán – Tam Nhân Cực, Bệnh Chứng Phương Luận.
— Tham khảo nguồn Thuốc dân tộc —
Sản phẩm của Thảo dược Tây Nguyên sử dụng Thị đế làm dược liệu:
– Tiêu tích giáng phì: https://www.thaoduoctaynguyen.com/tieu-tich-giang-phi/
Tiêu tích giáng phì – Thảo Dược Tây Nguyên
– Xem thêm Fanpage của công ty tại đây.
– Xem thêm thông tin về dược liệu và sức khỏe đời sống tại đây
– Xem thêm thông tin các sản phẩm của Thảo Dược Tây Nguyên tại đây