TRÚC DIỆP – DƯỢC LIỆU LẠ MÀ QUEN

Trúc diệp (TD) còn được gọi là lá tre, trúc nhị thanh, đạm trúc nhự... Tên khoa học là Folium bambusae, thuộc họ cỏ Poaceae. Truc diep và Đạm trúc diệp là 2 loại dược liệu khác nhau. Có thành phần và cách sử dụng không giống nhau, cần lưu ý khi sử dụng.

Truc diep - Thao duoc tay nguyenTruc diep  – Thảo dược Tây Nguyên

 

TRÚC DIỆP – DƯỢC LIỆU LẠ MÀ QUEN

Trúc diệp (TD) còn được gọi là lá tre, trúc nhị thanh, đạm trúc nhự… Tên khoa học là Folium bambusae, thuộc họ cỏ Poaceae.

Cây tre là một cây có thân rễ ngầm, sống lâu, mọc ra những chồi gọi là măng ăn được. Thân rạ hoá mộc có thể cao tới 10-18m, ít phân nhánh, rỗng trừ ở các mấu. Mỗi cây có chừng 30 đốt hay hơn. Lá có cuống dài chừng 5mm, phiến lá hình mác dài 7-16cm, rộng l-2cm. Mép nguyên, trên có gân song song, màu xanh nhạt.

Cây tre cả đời chỉ ra hoa kết quả một lần. Hoa có 6 nhị. Sau khi ra hoa kết quả cây sẽ chết. Cho nên nhiều người thấy cây tre nhà mình ra hoa thì cho là độc. Sự thực đó chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường của cây tre.

Cây tre mọc ở nhiều nơi của nước ta. Lá tre được thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, gọi là dược liệu Trúc diệp.

** Truc diep và Đạm trúc diệp là 2 loại dược liệu khác nhau. Có thành phần và cách sử dụng không giống nhau, cần lưu ý khi sử dụng. Tham khảo thêm thông tin về Đạm TD tại đây.

Truc diep - Thao duoc tay nguyenTruc diep – Thảo dược Tây Nguyên

 

Dam truc diep - Thao duoc tay nguyenĐam truc diep – Thảo dược Tây Nguyên

Tính vị và thành phần của Truc diep:

– Trúc diệp có vị hơi cay, ngọt, hàn. Quy tâm, phế, vị.

– Thành phần chủ yếu của TD là Tannin. Theo các nghiên cứu chất này có khả năng khử các gốc tự do; chống ô xy hóa, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư.

— Tham khảo thêm tại WikiPedia

Tác dụng dược lý:

– TD có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, giải độc.

– Được dùng nhiều trong các trường hợp mụn nhọt viêm tấy mưng mủ và sốt nóng trong các dịch sốt huyết.

Một số bài thuốc dân gian sử dụng Trúc diệp:

Chữa cảm sốt:

Bài 1: lá tre 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, nhân sâm 2g, cam thảo 2g. Sắc uống. Chữa cảm sốt, miệng khô khát.

Bài 2: lá tre 16g, kim ngân hoa 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống. Chữa cảm sốt hay cảm cúm sốt cao.

Chữa co giật trẻ em: 

Trúc diệp 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, câu đằng 12g, lá vông 12g, chi tử 10g, cương tằm 8g, bạc hà 8g. Sắc uống.

Chữa sởi thời kỳ đang mọc: 

Truc diep 20g, sài đất 16g, kim ngân hoa 16g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, cát căn 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống.

Chữa thủy đậu: 

Lá tre 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 3g, chi tử 3g, cam thảo 3g, hành tăm 2 củ. Sắc uống.

Chữa loét miệng: 

Lá tre 16g, thạch cao 20g, sinh địa 16g, cam thảo Nam 16g, chút chít 12g, huyền sâm 12g, ngọc trúc 12g, mộc thông 8g. Sắc uống.

Chữa viêm cầu thận cấp tính: 

Lá tre 16g, bồ công anh 20g, bạch mao căn 20g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng bá 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Chữa viêm bàng quang cấp tính: 

Lá tre 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa đái ra dưỡng chấp: 

Lá tre 20g, kim tiền thảo 20g, mía dò 20g, giá đỗ xanh 16g, tỳ giải 16g, ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g. Sắc uống.

Món ăn cho người bị sốt siêu vi, sốt xuất huyết, mụn nhọt sưng tấy gây sốt: 

Dùng bài cháo trúc diệp thạch cao đậu xanh: TD 12g, thạch cao sống 30g, đại hoàng 8g, gạo tẻ 50g, đậu xanh 60g. TD và các dược liệu nấu lấy nước, để riêng. Gạo và đậu xanh vo sạch nấu cháo, khi cháo chín cho nước thuốc, đường trắng vừa đủ, đun khuấy đều. Ăn 2 lần trong ngày (sáng và tối).

— Tham khảo nguồn YDHVN —

Sản phẩm của Thảo dược Tây Nguyên sử dụng Trúc diệp làm dược liệu:

– Tiêu tích giáng phì: https://www.thaoduoctaynguyen.com/tieu-tich-giang-phi/

Tiêu tích giáng phì - Thảo Dược Tây NguyênTiêu tích giáng phì – Thảo Dược Tây Nguyên

– Xem thêm Fanpage của công ty tại đây.

– Xem thêm thông tin về dược liệu và sức khỏe đời sống tại đây

– Xem thêm thông tin các sản phẩm của Thảo Dược Tây Nguyên tại đây